Ắc quy là một bộ phận quan trọng giúp khởi động và điều khiển xe nâng điện. Đây cũng là bộ phận dễ gặp sự cố nhất vì trong cấu tạo có cả 2 yếu tố vật lý và hoá học. Mỗi loại xe nâng sẽ dùng acquy khác nhau nhưng chúng đều sẽ gặp một số lỗi chung. Bài viết dưới đây tổng hợp 4 loại lỗi thường gặp trên bình acquy xe nâng điện.
Các lỗi thường gặp trên bình acquy xe nâng
Bình ắc quy không giữ được điện dù đã nạp đầy
Nếu bản cực của cell bị ngắn hoặc bụi và nước bám trên bề mặt lâu ngày, nó sẽ thành chướng ngại vật.
Do dung dịch điện môi của mỗi cell nhỏ có lẫn tạp chất.
Một số triệu chứng có thể dễ dàng nhận thấy khi bình ắc quy xe nâng điện rơi vào tình trạng này là:
- Xe nâng điện hoạt động kém
- Đèn pha và xi nhan bị mờ, yếu
- Sụt áp
- Hoạt động kém, sử dụng không ổn định
Ắc quy có dấu hiệu bị sulfat hóa
Do hiện tượng sạc quá lâu hoặc chưa đầy điện đã ngừng sạc, lâu dẫn sễ dẫn đến hiện tượng một lượng lớn chì sulfat không điện phân được, hình thành lên kết tủa.
Do thời gian dài không kiểm tra và bổ sung nước cất khiến nồng độ dung dịch cao.
Bản cực bị cong vênh
Do nạp điện với dòng điện quá lớn không thể tương thích với ắc quy.
Do nạp quá lâu, nồng độ dung dịch trong bình tăng nhanh làm giảm độ bền của đĩa.
Điện vào kém tại các cực cell hoặc tại giắc cắm điện
Do trong khi đổ thêm nước cất vào cell làm bắn dung dịch lên thành bình ắc quy, gây ra quá trình oxi hóa..
Do phích cắm lâu ngày bị bám bụi nên điện không vào được ắc quy.
Quan tâm: Xe nâng Komatsu 2 tấn Chính hãng - giá tốt tại Hà Nội
Các biện pháp phòng tránh và khắc phục lỗi acquy ở xe nâng
Tất cả những sai lầm này rất phổ biến đối với nhiều hãng xe nâng hàng trên thị trường. Vì vậy, để tránh và sửa chữa những sai lầm này, các công ty nên biết những điều sau:
- Thường xuyên vệ sinh, lau chùi sạch sẽ trên bề mặt ắc quy để tránh nước, axit và bụi bặm lâu ngày bám trên thành vào ắc quy của xe nâng điện.
- Chỉ được sử dụng nước cất không có lẫn tạp chất để thay thế và bổ sung vào từng cell. Nếu dung dịch bị lẫn tạp chất, cần phải làm sạch hoặc được thay dung dịch mới và nạp lại đúng quy trình.
- Cân nhắc khi sử dụng máy nạp điện, cần chọn những dòng máy phù hợp với điện áp của bình acquy trên xe nâng, nếu không để an toàn và dễ dàng nhất thì hãy dùng loại máy nạp điện tự động.
- Tháo các giắc cắm nạp điện của bình ắc quy để vệ sinh nhằm đảm bảo chất lượng nguồn điện khi nạp vào và phóng ra được ổn định nhất. Đảm bảo đầu các thiết bị sạc luôn khô, không bị ẩm ướt.
Bên cạnh đó, tình trạng gặp lỗi trên xe nâng có thể do không kiểm tra xe nâng điện định kỳ thường xuyên. Để tránh các lỗi trên, tài xế cần lưu ý:
- Sử dụng xe nâng điện đúng quy định: đúng tải trọng, đúng mục đích, đúng góc độ.
- Sử dụng đúng các bộ phận quan trọng của xe nâng điện như hộp số, ắc quy, tránh làm hỏng hộp số, giảm tuổi thọ của ắc quy.
- Ngừng hoạt động khi năng lượng điện dưới mức 20%.
- Ngắt sạc khi ắc quy đầy điện, không để sạc quá lâu
- Khi không sử dụng, xe nâng điện nên được để ở vị trí khô ráo, được che chắn khỏi bụi, tránh tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với các tác nhân gây hại từ môi trường như nắng, mưa, tuyết,…
- Sau khi sạc xong, bình ắc quy sẽ bị nóng, vì thế nên bạn cần phải chờ bình nguội thì mới có thể sử dụng lại bình thường.
- Lựa chọn một nhà cung cấp xe nâng điện có chế độ cam kết bảo hành, sửa chữa ngay khi có trục trặc xảy ra.
Hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích về các lỗi hư hỏng ắc quy xe nâng điện thường gặp và cách khắc phục kịp thời. Chúc các bạn có những trải nghiệm tuyệt vời và an toàn với xe nâng hàng.